Thứ Hai, 24 tháng 10, 2016

Bàn về "Văn hóa đọc" hiện nay

Trong thời đại công nghệ thông tin, khi mà các loại hình nghe nhìn đang phát triển mạnh, cũng có người lo lắng, sách sẽ mất dần vị trí độc tôn và người ta không còn quan tâm đến chuyện đọc sách. Tuy nhiên, với những giá trị không thể thay thế, sách vẫn đang thu hút nhiều đối tượng độc giả và chính họ đang tạo nên một nền văn hóa đọc.

Kết quả hình ảnh cho van hoa doc
Khôi phục một văn hóa đọc lành mạnh

Trong những ngày nghỉ lễ, chị Đặng Thị Thúy Minh sống tại phường Dịch Vọng, quận Cầu Giấy (TP Hà Nội), thay vì chọn cho mình một chuyến du lịch như nhiều bạn bè khác, chị Minh cùng cô con gái 3 tuổi đến một quán cà phê sách…

Cuộc sống hiện đại, bằng nhiều cách khác nhau người ta có thể tiếp nhận thông tin mà không mất nhiều thời gian. Nhưng với chị Minh, đọc sách không chỉ là một thói quen mà còn là khoảng thời gian giúp chị lấy lại cân bằng trong cuộc sống.

Một người khách khác mà chúng tôi gặp tại cà phê sách là ông Đào Duy Mẫn, năm nay đã 82 tuổi, chủ nhân của 1 tủ sách riêng lên đến gần 3000 cuốn. Với ông, việc sưu tầm sách, đọc sách mang đến niềm vui của tuổi già và hơn thế là một tấm gương cho con cháu noi theo. Ông nói, gia tài mình để lại lớn nhất cho các con sau này chính là sách.

Trong nhịp sống hối hả, đã có không ít người lo lắng, liệu văn hóa đọc sẽ phải cạnh tranh như thế nào trước văn hóa nghe nhìn. Và người ta cũng quan tâm, làm thế nào để cách đọc sách và học hỏi từ những cuốn sách mang lại hiệu quả thực sự trong thời kỳ bùng nổ thông tin như hiện nay.

Kết quả hình ảnh cho van hoa doc
Sôi động Ngày hội đọc sách – văn hóa đọc sách

Nhà thơ Phan Thị Thanh Nhàn cho biết: “Để phát triển văn hóa đọc, cách quan trọng nhất bây giờ là bố mẹ, ông bà phải biết hướng dẫn cho trẻ em từ lúc 4, 5 tuổi đã thích đọc sách, phải tìm cho các cháu sách có ích chứ không phải là mua truyện tranh hoặc truyện bạo lực”.

Cũng theo nhà thơ Phan Thị Thanh Nhàn, việc đọc sách không nên chỉ vì đọc theo phong trào hay phải gượng ép mà nên tạo thành thói quen và nên hình thành một văn hóa đọc. Tuy nhiên, để thúc đẩy và tôn vinh văn hóa đọc thì ngoài những nỗ lực của độc giả, cần phải có cái tâm của người làm sách để mang đến sức sống mới cho sách.

Sưu tầm

Không có nhận xét nào:

Đăng nhận xét