Thứ Hai, 24 tháng 10, 2016

Bác Hồ, con người và phong cách


LỜI GIỚI THIỆU


Cuốn sách “Bác Hồ, con người và phong cách”, ra mắt bạn đọc cách đây đã trên mười năm. Do nội dung và hình thức viết theo lối kể chuyện, với tấm lòng yêu kính, nhớ ơn Bác nên sách đã được đông đảo đồng bào trong nước và kiều bào ở nước ngoài tìm đọc. Sách đã được một số nhà xuất bản in lại, hoặc trích đăng, sử dụng một số bài viết. Nhiều người đã dựa vào các mẩu chuyện trong sách tham dự cuộc thi kể chuyện Bác Hồ và đạt được giải cao.

Do yêu cầu của bạn đọc, để góp phần phát huy kết quả cuộc vận động “Học tập và làm theo tấm gương đạo đức Hồ Chí Minh”, lần này NXB Trẻ tái bản, bổ sung có chú thích, sắp xếp lại những bài trùng lặp.

Chúng tôi chân thành mong mỏi bạn đọc tham gia ý kiến để lần in sau có thêm được những thông tin mới, hy vọng cuốn sách sẽ là người bạn thân thiết của mọi gia đình, để mỗi người chúng ta học tập và làm theo tấm gương đạo đức của Bác Hồ.
NHÀ XUẤT BẢN TRẺ

– &— 

BÁT CHÈ XẺ ĐÔI

Đồng chí liên lạc đi công văn 10 giờ đêm mới đến. Bác gọi mang ra một bát, một thìa con. 
Rồi Bác đem bát chè đậu đen, đường phên mà anh em phục vụ vừa mang lên, xẻ đôi cho đồng chí liên lạc.
- Cháu ăn đi.
Thấy đồng chí liên lạc ngần ngại, lại có tiếng đằng hắng bên ngoài, Bác giục:
- Ăn đi, Bác cùng ăn...
Cảm ơn Bác, đồng chí liên lạc ra về. 
Ra khỏi nhà sàn, xuống sân, đồng chí cấp dưỡng bấm vào vai anh lính thông tin:
- Cậu chán quá. Cả ngày Bác có bát chè để bồi dưỡng làm đêm mà cậu lại ăn mất một nửa.
- Khổ quá, anh ơi! Em có sung sướng gì đâu. Thương Bác, em vừa ăn vừa xót nước mắt, nhưng không ăn lại sợ Bác, mà ăn thì biết cái chắc là các anh mắng mỏ rồi...


˜²

CON NGƯỜI ĐÃ BIẾT THẾ NÀO LÀ ĐÓI KHỔ

Năm 1900, trong khi gia đình đang sống túng thiếu tại Huế thì ông Sắc, (thân phụ Bác Hồ) được lệnh Nhà vua ra Thanh Hóa chấm thi hương năm Canh Tý.
Ông Sắc đi mang theo cậu Khiêm, con cả để đỡ bớt gánh nặng cho hai mẹ con, cậu Cung (tên Bác Hồ khi còn nhỏ) ở lại.
Bố đi vắng, mẹ con không còn nhận được lương nữa nên cậu Cung càng phải giúp đỡ mẹ nhiều hơn để mẹ dệt vải kiếm thêm tiền. Ngày ngày cậu cầm cái “vịm” (bát to) tìm đến chỗ bán thức ăn cho lính, mua cháo về để cùng ăn với mẹ. Năm ấy, vì sinh con, vốn đã ốm yếu, nay lại đói ăn, thiếu thuốc nên gần đến Tết thì bà Loan (mẹ Bác Hồ) qua đời. Không còn ai chăm sóc nữa, cậu Cung ngày hai buổi bồng em đi xin bú chực (do đó mà em có tên là Xin).
... Những năm 20 ở Pháp, Bác thường lui tới nhà các đồng chí cộng sản, đôi lúc được mời lưu lại dự bữa ăn tối.
Một lần, khi ngồi vào bàn ăn với mẹ nữ đồng chí G.
Véc-mét (vợ đồng chí M. Tôrê), sau này là Tổng Bí thư Đảng cộng sản Pháp, Bác Hồ đã nhặt những mẩu vụn bánh mì rơi trên bàn, để cẩn thận vào một tờ giấy, dành cho chim.
Đồng chí G. Véc-mét kể lại:
- Sau khi đồng chí Nguyễn Ái Quốc ra về, mẹ tôi, bây giờ đã 92 tuổi nhận xét: “Con ạ, phải là một người biết thế nào là đói khổ mới biết quí từng vụn bánh”.



˜²


MỘT LẦN NHỚ MÃI


Đầu năm 1967, Bác về Thái Bình. Ô tô Bác đến bến Triều Dương thì phải sang phà. Mấy đồng chí ở tỉnh ủy đến đón, một cán bộ định giới thiệu với Bác, Bác nói:
- Thôi, thôi đi về cho sớm.
Ca-nô mắc cạn loay hoay mãi vẫn chưa cập được bến.
Trời chiều, không thể để Bác chờ lâu nên đành phải đưa thuyền nan ra đón Bác vào bờ. Bác trèo lên đê, hỏi cô Định thường vụ Tỉnh ủy:
- Có còn lối nào đi lý thú hơn nữa không? Cô Định thành thật thưa:
- Bác phải đi xe, chứ về chúng cháu còn xa lắm. Anh cán bộ đi theo Bác cười:
Bác phê bình khéo đấy! Rồi nói khẽ “tưởng bở”.
... Về xã Tân Hòa, cán bộ địa phương mời Bác ngồi ghế giữa ưu tiên. Bàn kê thì chật, Bác lựa mãi mới đứng lên được.
Bác mở đầu như một vế đố:
- Ghế ưu tiên nên người không nhúc nhích...
Anh chị em chỉ biết cười trừ.
... Đến bữa cơm, Bác giở cơm nắm ra ăn. Cô Định cứ năn nỉ mãi, mời Bác dùng cơm nóng. Bác bảo:
- Bác ăn cơm này đã quen rồi...
Trong bữa ăn có bát dưa. Cô Định cứ gắp mãi dưa.
Bác hỏi:
- Dưa có ngon không?
Cô Định nói một mạch:
- Ngon lắm ạ. Tỉnh chúng cháu năm nay trồng dưa thừa ăn còn đem bán cho các tỉnh bạn.
Bác tủm tỉm cười:
- Dưa này không phải là dưa Thái Bình đâu. Dưa này Bác đem từ Hà Nội về đấy...
*
*   *
Sau này, cô Định nói: “Chỉ một lần ấy thôi mà tôi nhớ đời. Học được bao nhiêu điều”.
(Theo lời kể của chị Định)
˜²





ĂN CHAY CŨNG TỐT, NHƯNG ĂN THỊT THÍCH HƠN


Một trí thức theo đạo Phật được Bác Hồ dìu dắt đi theo cách mạng và nhờ thế mà thấy được khả năng của y học cổ truyền là bác sĩ Nguyễn Hữu Thuyết, nguyên Trưởng ty y tế Thái Nguyên, trong thời kỳ kháng chiến chống Pháp và là Hội trưởng Hội Phật giáo Việt Nam năm 1945.
Năm 1945, bác sĩ Thuyết được Hòa thượng Đại Nguyên đến báo là “Ông Cụ” đến thăm Hội Phật giáo tại chùa Bà Đá, là trụ sở của Hội lúc bấy giờ.
Bác mặc bộ ka-ki vàng, tay cầm chiếc mũ cát cũ, vừa đi vừa lấy chiếc mũ vẫy vẫy đáp lại câu “A di đà Phật” của tăng ni. Bác hỏi thăm tình hình sức khỏe phật tử rồi lên Tam Bảo nói chuyện. Bác kể chuyện 5 vị sư ở Ngũ Đài Sơn bên Trung Quốc xuống núi đánh Nhật, chuyện ma vương, chúng sinh. Bác nói ma vương là thực dân Pháp, chúng sinh là dân ta. Muốn cứu chúng sinh thoát trầm luân bể khổ phải đánh đổ ma vương.
Bác ra về, bác sĩ Thuyết nói:
- Chắc “Ông Cụ” nghiên cứu cả kinh La Hiên cho nên mới hiểu đạo Phật uyên thâm đến thế.
Ít hôm sau, Hội Phật giáo làm cơm chay mời Bác dự. Trước bữa tiệc, bác sĩ Thuyết đọc một bài diễn văn dài nói về ích lợi của ăn chay theo khoa học, chứ không phải mê tín. Bác cười nói:
- Ăn chay cũng tốt, nhưng ăn thịt thích hơn. Sau này cần làm sao cho nhân dân ta được ăn nhiều thịt và ăn được nhiều mới tốt.
Khi Pháp trở mặt, rồi chiếm Khu 1 Hà Nội, bác sĩ Thuyết đã săn sóc, chạy chữa, phẫu thuật cho nhiều chiến sĩ.
Hôm được lệnh rút ra ngoài cùng một số người khác, bác sĩ Thuyết đã bò dưới gầm cầu Long Biên, sang Tứ Tổng, đến nơi an toàn. Thấy bác sĩ Thuyết, các đồng chí Nguyễn Văn Trân, Trần Duy Hưng nói đùa: “Con Cụ Hồ” đã ra... Vì hay “đề cao”, ca ngợi Bác nên anh em đặt cho bác sĩ Thuyết tên ấy.
Bác sĩ Thuyết nhớ mãi câu này và rất vinh dự, sung sướng vì được là “Con Cụ Hồ” trong khi mình là “con của Phật”.
˜²





“VỪA ĐẸP VỪA ĐỠ CHÓI MẮT ĐỒNG BÀO”...

Năm 1956, Bác Hồ đón một vị Tổng thống tại khu vườn trong Phủ Chủ tịch.
Một số công nhân nhà máy điện Hà Nội được (như lời Bác dặn) “mời vào mắc đèn điện trên các cành cây giúp Bác”.
Anh em làm việc suốt ngày, dòng dây dẫn điện lắp đèn nhiều loại màu sắc trên ngọn, trên cành trong các lùm cây.
Khoảng 19 giờ 30 cùng ngày, Bác ra vườn thăm anh em. Bác nói:
- Các chú công nhân bật đèn lên cho Bác xem đi.
Sau khi đóng cầu dao, những bóng đèn điện bỗng vụt hiện ra, lung linh như trong một hội hoa đăng. Đồng chí Tổ trưởng công nhân điện mời Bác đi xem và kiểm tra.
Bác chú ý từng ngọn đèn, từng đoạn dây dẫn đã an toàn chưa, gật gật đầu tỏ ý hài lòng.
Đến một đèn pha chiếu sáng đặt dưới một gốc cây, Bác dừng lại nói:
- Ngọn đèn này phải để khuất trong lùm cây, vừa đẹp vừa đỡ chói mắt đồng bào đi qua đường.
Bác nhanh nhẹn bước tới ngọn đèn. Đồng chí tổ trưởng Dương Văn Hậu lo Bác vấp ngã vì đôi guốc mộc dưới chân Bác đi trên đường rải sỏi, chạy vội đến:
- Bác để chúng cháu làm.
Nhưng Bác đã cúi xuống, rất “nghề nghiệp”, hai bàn tay bưng lấy thân ngọn đèn pha giấu vào trong một lùm cây đinh hương.
Ngọn đèn pha mới được đặt, đẹp hẳn lên, người ngoài nhìn vào không bị chói mắt, mà chỉ thấy những tia sáng chiếu qua các kẽ lá hắt lên một màu xanh dịu.
Lần sau, anh em nhà máy điện Hà Nội lại được đến Phủ Chủ tịch mắc đèn dây để Bác tiếp khách.
Rút kinh nghiệm lần trước, lần này anh em làm khác hẳn lối treo đèn cũ như thể để thưa với Bác “phải luôn luôn đổi mới, không ngừng phát huy sáng kiến” - như lời Bác dạy.
Anh em đặt một dây đèn màu từ dưới gốc cây dừa nước lên ngọn rồi tỏa ra các cành, mỗi cành một đèn màu khác nhau. Ở các thân cây có quả đèn màu trắng, cành cây đèn màu xanh, gần quả, một chùm đèn nhỏ màu đỏ. Chếch hai bên đặt hai đèn pha giấu trong lùm cây hắt nghiêng lên.
Như lần trước, vừa chập tối, Bác đã đến trước khách, thăm anh em công nhân điện và kiểm tra. Bác khen:
- Lần này các chú mắc đẹp đấy. Chắc khách quí của chúng ta cũng sẽ khen...
Bác lấy thuốc lá chia cho anh em công nhân điện mỗi người một điếu (sau này được biết là thuốc lá thơm Cuba do Thủ tướng Phiđen Cátxtơrô tặng Bác). Bác chia gần hết hộp thuốc. Một công nhân trẻ, thấy Bác vui, hộp thuốc đã cạn, muốn có một kỷ niệm về Bác, mạnh dạn thưa với Bác xin cái hộp. Bác cười và nói:
- Các chú đã có phần rồi. Cái hộp này Bác để dành cho các cô để các cô đựng kim chỉ chứ!

(Theo đồng chí Dương Văn Hậu)
˜²






BỮA CƠM GIA ĐÌNH

Khoảng cuối năm 1951, trong một lần đến thăm và nói chuyện với học viên lớp chính trị của quân đội ở Việt Bắc, Bác bảo anh Phương - chồng tôi là cán bộ phụ trách lớp:
- Chiều nay, chú cho Bác ăn cơm, vì nói chuyện xong, tối, Bác còn phải đi họp với một chi bộ ở Định Hóa.
Bấy giờ tôi cũng làm văn thư ở Hiệu Bộ, nên anh Phương cử người nhắn tôi chuẩn bị.
Công việc của Bác xong xuôi, Bác về đến cơ quan thì cơm nước cũng đã sẵn sàng. Sinh hoạt ở rừng còn thiếu thốn, kham khổ. Anh em muốn “bồi dưỡng” Bác để Bác khỏe, nhưng lại sợ. Nhưng rồi cũng quyết định thịt một con gà “tăng gia”, kiếm ít măng rừng làm cơm mời Bác.
Bác ngồi vào bàn ăn, bảo anh Văn, hai vợ chồng tôi và đồng chí cảnh vệ cùng ăn. Tôi cứ một mực từ chối:
- Thưa Bác cháu ăn rồi. Mời Bác và các anh, các chú xơi cơm đi...
Mãi sau, Bác mới đồng ý và bắt đầu dùng cơm. Vào bữa Bác nói:
- Cô cho Bác xin quả ớt. Tôi vội thưa:
- Thưa Bác, trong bát măng có ớt rồi đấy ạ.
Nhưng khi ăn, Bác tìm mãi không thấy ớt. Tôi ngại quá, bèn nói thật:
- Thưa Bác, chúng cháu sợ Bác ăn ớt hại sức khỏe nên không dám cho vào măng nấu ạ.
Bác quay sang anh Phương:
- Chắc chú lệnh cho cô văn thư chứ gì. Thế là chú quan liêu rồi...
Anh Văn tủm tỉm cười, Bác nói thêm:
- Ớt là vitamin E của Bác đấy.
Bữa cơm của Chủ tịch nước giản dị, vui vẻ, thân mật như bữa cơm trong một gia đình ấm cúng.
Cơm nước xong, Bác hỏi tôi:
- Cô Thư được mấy cháu, tên là gì? Anh Phương đỡ lời tôi:
- Thưa Bác, được 3 cháu gái đặt tên là Thu Thủy, Thu Thảo, Thu Vân.
Bác cười hiền từ, nói:
- Tôi có hỏi chú đâu! Sao tên đặt “văn chương” thế! Gọi là Thu Ngô, Thu Khoai, Thu Sắn có hay không?
Mọi người cùng cười vui vì biết Bác liên hệ với phong trào tăng gia sản xuất, trồng thêm màu ngô, khoai, sắn... sản xuất nhiều lương thực đóng thuế
nông nghiệp nuôi bộ đội đánh giặc mà Chính phủ mới phát động.
Lát sau, Bác lại bảo:
- Bác nói vui thế thôi. Những cái tên Việt Nam ấy rất đẹp.
Chưa kịp nghỉ ngơi, Bác đã chuẩn bị lên đường. Bác đeo ba-lô đi trước hai đồng chí cảnh vệ, anh Văn tiếp bước sau Bác. Mới đông mà sương chiều Việt Bắc đã xuống rất nhanh tụ thành những đám mây lụa mỏng trắng bìa rừng.
Chúng tôi nhìn theo Bác, ung dung, khoan thai như đi dạo cảnh thiên nhiên hùng vĩ, ngỡ ngàng như vừa được qua một giấc mơ đẹp trong một bữa cơm gia đình.

(Theo lời chị Thu Hương)
˜²



NHẢY MỘT NHẢY


Trong xã hội phong kiến thuở trước, nam nữ cầm tay nhau, bắt tay nhau, khoác tay nhau... là điều tối kỵ. Nhất đối với nam nữ thanh niên con nhà “thi lễ” và “khuê các”, cũng như đối với cả những người nhiều tuổi có ý thức giữ gìn phong hóa cổ truyền, vi phạm điều cấm kỵ đó thường không thể không bị miệng tiếng thế gian chê bai.
Cách mạng tháng Tám bùng nổ, hơn một năm sau, tiếng súng toàn quốc kháng chiến chống Pháp vang lên. Từng đoàn, từng đoàn cán bộ, đảng viên, công nhân, viên chức, thanh niên, trung niên và không ít người già rời thủ đô các thành thị về nông thôn, lên miền núi công tác trên mọi lĩnh vực hoạt động. Đời sống thật gian khổ, kham khổ và cũng khắc khổ. “Món ăn văn hóa” thường chỉ có bài đơn ca, đồng ca, những chuyện tiếu lâm, những thiên độc tấu... động viên chính trị.
Thắng lợi chiến dịch mùa thu 1950 mở thông những đường qua lại giữa Việt Nam và Trung Quốc. Nhiều đoàn cán bộ, học sinh... từ miền Bắc sang Bắc Kinh Hoa Nam công tác, trao đổi kinh nghiệm,  tham


Những người từ Trung Quốc về thỉnh thoảng   gọi
nhau bằng tiếng “quan hỏa”: “Theo ý theo” (khiêu nhất khiêu). Bác dịch nôm na vui đùa từng chữ một là: “Nhảy một nhảy”.
Một hôm, trong một cuộc họp của Mặt trận Liên Việt có đủ các giới công, nông, thanh, phụ, già, trẻ, gái, trai, đến giờ nghỉ, đồng chí điều khiển hội nghị cũng đề nghị mọi người nhảy múa cho vui. Ra sân, các giới thanh niên, trung niên, từng tốp, từng tốp, vừa vỗ tay vừa diễn ương ca. Một số đồng chí đảng viên những năm ba mươi một số vị nhân sĩ, thân đứng nhìn, biểu thị nhiệt tình ủng hộ và cổ vũ bằng những ánh mắt nụ cười. Trong số này có bà Thục Viên, một nhà giáo dạy học đã nhiều năm ở Hà Nội và là đại biểu Quốc hội khóa đầu tiên, được nhân dân thủ đô tin cậy, quý mến.

quan học tập. Trong những hành văn hóa đem về món “nhảy múa” đầu trò điệu “ương ca”. Món sinh hoạt văn hóa mới này nhanh chóng được số anh em công tác tại các cơ quan Văn phòng Trung ương Đảng yêu thích. Bác Hồ vui vẻ khuyến khích bằng sự trực tiếp tham gia của mình, nhất sau mấy giờ lao động buổi chiều, kết hợp nghệ thuật với thể dục.
Bỗng đâu, Bác Hồ từ trong phòng họp bước ra, đi thẳng tới chỗ các vị cao niên, vui vẻ mời: “Chúng ta cũng nhảy một nhảy chứ?”. Rồi Bác khoác tay Thục Viên... Bất ngờ, bị động và cũng hào hứng, bà Thục Viên ngoắc chặt khuỷu tay của Bác. Bác bước dồn dập và quay tròn. Bà hối hả theo và quay theo.


Mấy tuần sau, tôi theo anh Trường Chinh đến dự
một cuộc họp Thi đua Ái quốc tổ chức tại Văn Lãng, dưới chân đèo Khế. Họp đến gần nửa buổi, cuộc thảo luận trở thành tranh cãi rất gay go. Đồng chí điều khiển hội nghị lúng túng. Bác Tôn Đức Thắng, ngồi giữa hàng ghế đầu, bỗng đứng phắt lên, nói   to:
“Thôi, nhảy một nhảy đã nào”.
Mọi người vỗ tay ran rồi ùa ra sân. Chỉ trong chốc lát đã có cảnh tượng nhộn nhịp sol la  sol...
Đồng chí Trường Chinh, đang vừa nghe vừa xem lại bản đánh máy bài nói chuyện của mình, quay lại cười với tôi:
-    Hay nhỉ! Vui nhỉ!
-     Thưa anh, cũng một bước nhảy “bài phong” giản dị.

Giữa sân, các tốp nhảy trẻ trung đều nhìn về phía Bác. Tiếng vỗ tay đánh nhịp và tiếng “sol la sol” chuyển thành lạc điệu lộn xộn. Ngoài hàng rào, sau một bụi tre, mấy cô gái người Tày đứng nhìn say sưa và có phần ngơ ngác. Chỉ một chốc, Thục Viên luống cuống “bắn” cả một chiếc dép vào chân Bác Hồ... Cũng là vừa lúc có chuông vào họp lại.
-     Đúng, Bác Hồ cổ vũ cho đời sống mới, văn hóa mới, giản dị và hiệu quả như thế đấy.
QUANG ĐẠM kể(1)















LÀM VIỆC NƯỚC NẶNG NỀ, KHÓ KHĂN
NÊN PHẢI HẾT SỨC CẨN THẬN

Hồi Bác Hồ Pắc Bó, để giữ mật, nước sinh hoạt được đựng trong những ống dài để trong hang. Trừ những khi ốm đau, sáng nào Bác cũng đi “kỉn” nước (tiếng Tày “kỉn” là  lấy).
Ống nước làm bằng ống luồng, hoặc bương (loại tre lớn) sẵn trong rừng, đục thông các “mắt” lấy dây thừng hay mây buộc lại đầu trên dưới, để gánh bằng đòn. Có ống không cần buộc dây, để vác thẳng lên  vai.
Một sáng sớm, trời còn sương, mặt trời chưa lên tỏ, Bác và một đồng chí bảo vệ, mỗi người hai ống trên vai, ra suối “kỉn” nước. Bác đặt chân nhẹ nhàng lên các hòn đá, vục ống xuống suối lấy đầy nước, dựng vào một hòn đá, khỏa nước rửa chân tay... Đồng chí bảo vệ tuy người miền núi, địa phương nhưng bước đi không vững, trên vai lại hai ống nước nặng, đặt ống không thăng bằng, nên vấp đá, chẳng may trượt ngã.
Bác đến nâng đồng chí dậy, dạy cách đặt, cách vác ống nước, cách đi trên đá. Rồi hai bác cháu ra về.

Lên  bờ,  Bác nói:
- Làm việc nước nặng nề, khó khăn nên phải hết sức cẩn thận cháu  ạ.

(Theo lời đồng chí Thúy Bách)













Văn hóa đọc ngay từ lớp Một?

Một nền văn hóa đọc không tự nó đến với những quan niệm thô kệch về việc học đọc ngay từ lớp Một. Nền văn hóa đọc cần được chuẩn bị công phu ngay từ lớp Một ở trường phổ thông.
Kết quả hình ảnh cho Văn hóa đọc ngay từ lớp Một

"Văn hóa nhìn" thay cho "văn hóa đọc"?
Lâu nay, vấn đề văn hóa đọc xuất hiện nhiều trên các phương tiện thông tin. Nhiều ý kiến đã được đưa ra, nhưng hình như ý kiến mang tính tổng kết và cảnh báo của Phó GS. TS Nguyễn Thị Minh Thái[1], Cần làm gì để cứu lấy văn hóa đọc? đã định hình nỗi lo lắng thực sự của xã hội.
Xã hội bắt đầu quan tâm tới khái niệm văn hóa đọc, trước hết là ngẫm nghĩ về những hiện tượng đọc không mang tính chất văn hóa đọc, sau đó là suy nghĩ về những "thế phẩm" vào chỗ thiếu vắng văn hóa đọc.
Xã hội bắt đầu ngẫm nghĩ kỹ hơn. Vì sao thanh niên không ham đọc tiểu thuyết nữa, mà chăm chăm đọc truyện tranh tầm cỡ ĐôRêMôn, Bảy viên ngọc ước, Thủy thủ mặt trăng ...những tác phẩm gây nghiện gần gần như những trò "ghêm" điện tử - những cuốn sách dễ dãi khó có thể chấp nhận là món ăn "văn hóa đọc" có giá trị đích thực ngay với trẻ em.
Xã hội bắt đầu ngẫm nghĩ kỹ hơn vì sao trai thanh gái lịch đang yêu nhau không còn kín đáo riêng tư chép thơ tặng nhau mà chỉ lo thế chỗ cho sự thanh lịch bằng những cuộc trình diễn được gọi bằng "những màn tỏ tình" chẳng cần lắm đến "văn hóa đọc" - một nền "văn hóa nhìn" là quá đủ để nâng "tầm" trơ trẽn lên thành văn hóa và văn minh!

Kết quả hình ảnh cho Văn hóa nghe nhìn
Có điều là ngoài sự kêu cứu thì PGS. TS Nguyễn Thị Minh Thái vẫn chưa đưa ra cho xã hội - nhất là cho các nhà giáo dục - thấy rõ hơn về khái niệm văn hóa đọc. Bài viết này cố gắng trình bày văn hóa đọc trên bình diện khái niệm.
Bài này sẽ xét việc xây dựng nền văn hóa đọc dưới góc độ dạy học, và xét trên ba bình diện:
(1) Sinh lý học của việc đọc.
(2) Tâm lý học của việc đọc.
(3) Việc vận dụng những khái niệm đó vào thực tiễn dạy đọc ngay từ lớp Một ở nhà trường phổ thông.
Ba điều đó đòi hỏi xác định ngay từ đầu mấy vấn đề mấu chốt có trước của văn hóa đọc.
Trước hết có vấn đề người đọc: Đó phải là những người đọc tiến hành việc đọc một mình và tiến hành theo phương thức đọc thầm chứ không phải đọc nghêu ngao hoặc vừa đọc vừa đánh vần. Định nghĩa này rồi sẽ kéo theo việc thay đổi cách dạy đọc ngay từ lớp Một ở trường phổ thông.
Tiếp theo có vấn đề vật liệu đọc. Thuận theo định nghĩa về người đọc như trên, vật liệu đọc trong khái niệm văn hóa đọc dứt khoát phải là những tác phẩm viết ra thành con chữ để người đọc vừa đọc vừa suy ngẫm. Thay vì đọc những loại truyện bằng tranh, là loại sách giải trí mang rất nhiều yếu tố tiêu khiển vô thưởng vô phạt, đọc tới đâu được "giải thích" tới đó, chẳng cần mấy đến việc huy động đầu óc ra mà nghĩ ngợi.

Định nghĩa này không mâu thuẫn với việc ủng hộ sự tồn tại hiện nay của những tủ sách có minh họa dành cho người lớn[2] ở đó người đọc vẫn phải huy động đầu óc của chính mình vào tìm hiểu vấn đề đang đọc chủ yếu qua những con chữ viết chứ không qua những hình vẽ dùng để kể thay cho lời kể.

"Loạn" đọc!
Việc học đọc của trẻ em nước ta từ xưa được giao vào tay những ông đồ chỉ biết đọc ... là đọc, và mấy ông giáo già đó không hề đặt câu hỏi "khi ta đọc thì con mắt của ta hoạt động ra sao".
Tiếp nối thế hệ các cụ đồ là thế hệ những ông hương sư dạy chữ quốc ngữ. Chức danh hương sư có tên tương đương tiếng Pháp là instituteur auxiliaire - dịch sát nghĩa là "giáo viên tiểu học không chính ngạch".

Kết quả hình ảnh cho loạn đọc ở trẻ
Giáo viên tiểu học không chính ngạch thì không có lương Nhà nước, phải ăn lương do dân đóng góp. Chế độ đó kéo dài sang giai đoạn giáo viên vỡ lòng và chỉ chấm dứt khi lớp vỡ lòng được chuyển thành lớp Một và chính thức nằm trong hệ thống giáo dục phổ thông mười năm của nước ta vào khoảng cuối những năm 1950 thế kỷ trước.
Chế độ và chức danh thay đổi, song vẫn chưa có công trình nào nghiên cứu về sinh lý học của việc đọc.
Thế mà cách nay dăm thế kỷ, Leonardo da Vinci (1452-1519) đã nghiên cứu xem con mắt người ta hoạt động như thế nào. Công việc nghiên cứu còn thô sơ dẫn tới kết quả còn xa mới gọi được là "khoa học", nhưng dù sao cũng đã là bắt đầu nghiên cứu!
Leonardo da Vinci vẽ hình sau và giải thích: Con mắt người ta có mộtđường nhìn trung tâm, và tất cả mọi vật nào đi vào bên trong con mắt thông qua con đường trung tâm đó thảy đều được ta nhìn thấy rất tỏ tường[3].
Những khám phá của con người ở thế kỷ 15 sang 16 đó dẫn người đời sau tìm hiểu kỹ hơn cùng hiện tượng mắt nhìn đó (sau là hiện tượng mắt nhìn vào chữ, hoặc đọc chữ).

Người xưa nhận thấy con mắt của ta không đứng yên. Con mắt có những vận động theo lối cứ mỗi giây thì dừng lại từ 2 tới 4 lần. Khi đọc sách cũng thế. Người đọc giỏi thì mắt dừng lại từ 3 tới 4 lần mối giây. Ngườiđọc kém dừng lại ít hơn.
Khi mắt dừng lại, hình ảnh lưu trên hố võng mạc tập trung vào phần chưa quen, phần chưa biết, phần còn lại của điều đang đọc.
Năm 1879, bác sĩ người Pháp Émile Javal dùng một tấm gương để quan sát vận động của mắt khi đọc thầm. Ông là người đầu tiên dùng từ bước nhảy (của con mắt - saccade) để mô tả sự chuyển động rất nhanh giữa hai bước dừng khi ta đọc.Nhiều kỹ thuật đã được phát minh. Song, khi xuất hiện máy quay phim thì câu trả lời đã ngã ngũ: Mắt người đọc không đi lần dò theo từng tiếng trên dòng chữ viết hoặc chữ in, mà nó nhảy từng bước tóm gọn từng cụm chữ.
Khốn thay, ở nước ta, không ai nghiên cứu phương diện sinh lý học của việc đọc -nghiên cứu vận động của con mắt của người đọc khi người đó đang đọc, và chỉ chăm chú vào "cải tiến phương pháp dạy đọc"!
Chắc chắn là trong quá trình đó, đã có nhiều em bé do bị khuyết tật của mắt mà bị đánh giá là "học dốt" - trong khi người lớn hoàn toàn phủi trách nhiệm về sự không biết và không có giải pháp cho hiện tượng sinh lý đọc. Người ta không chú ý, chẳng hạn, vì sao đọc sách lại mỏi mắt và mỏi cả người?
Chẳng ai chú ý đến hiện tượng "loạn đọc" (dyslexia) để hiểu vì sao có những bạn này thì nhìn được chữ ấy mà những bạn khác lại không nhìn thấy? Vì sao mình nhìn một chữ lại thành hai? Tại sao các bạn khácđều đọc được tiếng an mà mình lại đọc thành tiếng na, tại sao các bạn đọc nam mà mình lại đọc man ...?

Kìm hãm tốc độ...đọc?
Phương diện tâm lý học của việc đọc đụng chạm tới hứng thú đọc, mà hứng thú đọc lại liên quan đến tâm lý học nhận thức. Và những vấn đề tâm lý tưởng như rất phức tạp của việc đọc lại liên quan khăng khít với những vấn đề sinh lý học chúng ta mới bàn ở mục trên.

Kết quả hình ảnh cho toc do doc sach
Và trong thực tiễn, những vấn đề phức tạp thật sự về tâm lý học của việc học đọc lại hoàn toàn có thể chữa chạy nhờ chú ý đến cách học đọc thỏa mãn những yêu cầu sinh lý học của việc đọc.
Chẳng hạn, trước tiên, là chuyện hứng thú đọc sách.
Hứng thú đọc liên quan chặt chẽ với năng lực đọc nhanh mà muốn đọc nhanh thì không được ngắc ngữ, mà muốn tránh không đọc ngắc ngứ thì cần chú ý đến bước nhảy của con ngươi mắt khi đọc.
Bước nhảy của con ngươi mắt khi đọc đòi hỏi trong thực tiễn dạy đọc không được cho người học vừa đọc vừa đánh vần ê a,nhờ đó mà mắt có thể ôm gọn từng nhóm chữ trong mỗi bước nhảy. Ngoài ra, việc nhiều giáo viên bắt học sinh chỉ ngón tay vào từng chữ khi họcđọc là điều vô tình kìm hãm tốc độ đọc của người học. Và khi tốc độ chậm thì hiện tượng đọc ngắc ngứ tất phải xảy ra.
Cả Việt Nam và Pháp đều giễu sách giáo khoa học đọc và năng lực đọc rời rạc như cơm nguội qua các câu chuyện vui giống nhau. Chuyện của Việt Nam Rắn là loài bò... cho thấy nếu đọc thiếu chữ sát thì không thể hiểu nổi rắn là loài gì và tại sao rắn lại là loài bò. Pháp thì có câu chuyện La poule a picoréla ...
Trong câu chuyện này, sự ngắc ngứ đã tạo thành từ cặp díp picoréla là một từ vô nghĩa (như rắn là loài bò). Cách đọc đó cùng làm thiếu mất chữ graine để cả câu trở thành có nghĩa: La poule a picoré la graine - "con gà mái mổ hạt thóc".
Một phương diện tâm lý học khác liên quan đến việc đọc là đọc nhận thức.Dĩ nhiên, nhận thức là một quá trình lâu dài liên quan đến tri giác, trí nhớ, lập luận, ... Thế nhưng những chuyện phức tạp đó lại có thể được giải quyết trong việc dạy kỹ năng đọc thầm ngay từ khi bắt đầu học đọc ở lớp Một.
Đọc thầm thì tốc độ nhanh hơn đọc to thành tiếng vì trong thao tácđọc thầm đã hàm chứa thao tác "bước nhảy" của con ngươi. Đọc thầm do đó cũng gộp được những yếu tố rời trong câu (các tiếng đơn lập) thành những yếu tố có nghĩa, khiến người đọc nhớ được nhờ tính chất chứa nghĩa của chúng.
Sau hết, việc học đọc sẽ liên quan đến việc huấn luyện năng lực suy tư của người đọc - một công việc chỉ có thể thành hiện thực một khi người học có được kỹ năng đọc thầm, đọc với tốc độ nhanh, đọc nhận thức.
Đó cũng chính là những năng lực đã được phân giải của một người đọc bất kỳ trong một nền văn hóa đọc. Định lý đảo: Muốn xây dựng một nền văn hóa đọc thì nhất thiết phải dạy trẻ em ngay từ lớp Một những kỹ năng đọc thầm, đọc với tốc độ nhanh, đọc nhận thức.

Đôi lời kết luận
Không có một nền văn hóa đọc siêu hình nằm ngoài năng lực đọc của từng con người. Năng lực này, do những nguyên nhân sư phạm, đã khôngđược đào tạo ngay từ lớp Một khi trẻ em chính thức bắt đầu cuộc đời họcđường- cuộc đời với những hoạt động sẽ giúp các em chuyển biến từ trí khôn tiền khoa học (giỏi lắm chỉ mới có tư duy quan sát, ghi nhớ...) để chính thức bước sang giai đoạn trí khôn khoa học (là giai đoạn của tư duy trừu tượng với những khái niệm khoa học).
Cần dứt khoát chia tay với những quan niệm đơn giản thô thiển thừa hưởng từ thời kỳ học chữ Nho với các ông đồ và học quốc ngữ với các ông hương sư- những cái tặc lưỡi "ôi dào! Cốt biết đọc biết viết là quý rồi!"
Chúng ta đứng trước hai chọn lựa. Hoặc là chỉ cần cho con em thoát nạn mù chữ, hoặc là tạo cho con em năng lực đọc để năng lực đó phát triển dần dần trong một nền văn hóa đọc.
Một nền văn hóa đọc không tự nó đến với những quan niệm thô kệch về việc học đọc ngay từ lớp Một. Nền văn hóa đọc cần được chuẩn bị công phu ngay từ lớp Một ở trường phổ thông.


[2] Những bộ sách soạn rất công phu của nước ngoài Nhập môn triết học (bộ Philosophy for Beginners hoặc bộ Introducing), thậm chí có bộ mang tên rất "khiêu khích" (Philosophy for dummies - "Triết học cho người thế mà đần") . Người viết bài này trong hai ba năm qua cũng hiệu đính hơn chục cuốn trong tủ sách Triết học cho trẻ em qua những đầu sách nhà xuất bản Tri thức đã công bố gần đây như: Con người là gì? - Tự do là gì? -Cười cái gì? - Con trai con gái- vui sống cùng nhau - Triết lý của điệu múa -Tranh cãi về Thượng đế-vì sao? - Tại sao con người gây ra chiến tranh - Già đi ư?Chẳng muốn đâu! vv...