Tổng hợp những câu chuyện tình huống đạo đức và pháp luật, những tình huống xảy ra hằng ngày với mọi người chúng ta nói chung và học sinh THCS nói riêng. .
Câu chuyện 1: Hoạ bên đường
Vào một buôi sáng thứ hai đẹp trời, có một cậu học sinh tên Trường với khuôn mặt thông minh, sáng sủa đang cắp sách tới trường. Bên đường bọn trẻ vừa chơi vừa hò hét, những tràng cười giòn giã cùng với những trò chơi thật là ngộ nghĩnh.
Lúc đó cậu bé Trường đi ngang qua, đứng im, cau mày nhìn bọn trẻ. Cũng vừa lúc ấy, có một cô bé nhà nghèo bán vé số tên Lan đi tới. Bàn tay cô gầy gò, khẳng khiu, ốm yếu. Khi đi ngang qua bãi cát ấy, cô bé đang dõi mắt nhìn quanh, bỗng nhiên kêu “ối” lên một tiếng thảm thiết và ngã quỵ xuống, nằm xoài trên đất. Thì ra có một thằng bé trong đám trẻ kia đã vô tình đập thân cây mía to tướng vào đầu cô bé ấy. Và khi ngã xuống, đầu cô bé đã đập xuống mặt đường, máu chảy ra khắp mọi nơi. Bọn trẻ kia hốt hoảng bỏ chạy thục mạng về nhà. Lúc này chỉ còn lại cậu bé Trường ở lại, cậu vội vã chạy ngang qua đường, đặt cặp xuống và đỡ cô bé lên, lay gọi dậy. Nhưng cô bé đã nằm bất động. Trường lo lắng, sợ sệt trước tình cảnh của cô bé. Trường đưa mắt ra đường vẫy gọi mọi người đến cún giúp nhưng mọi người chỉ nhìn Trường với ánh mắt ái ngại rồi giông xe đi thẳng, chẳng thèm đoái hoài đến. Trường cuống cuồng lên, chẳng biết nên xử lý thế nào. May thay, lúc đó có một người nữa đi qua và chỉ nhà cô bé cho Trường. Trường vừa mừng, vừa lo, không chần chừ gì nữa bèn bế xốc cô bé lên và chạy như bay về hướng tay chỉ của người ấy.
Đang chạy, bỗng một cơn mưa lớn ập xuống. Cơn mưa mỗi lúc một to chặn bước đi của Trường. Không còn cách nào khác. Trường đành ôm cô bé vào hiên nhà trọ để trú mưa. Máu ở đầu cô bé càng chảy nhiều hơn. Trường vội cởi chiếc áo ngoài của mình ra đắp vào vết thương cho cô bé. Trường nghĩ mình phải nghỉ buổi học này đê cứu lấy cô bé. Một lúc sau cơn mưa như thương tình, ngớt dần rồi tạnh hẳn. Trường vui sướng cõng cô bé tiếp tục chạy. Chẳng mấy chốc chân Trường đã đã đặt đến xóm nhà của cô. Phải khó khăn lắm Trường mới tìm được nhà. Đó là một ngôi nhà nhỏ xíu, xiêu vẹo, mục nát. Trong đó, mẹ cô đang bị bệnh liệt giường, mắt nhắm nghiền, hơi thở khò khè, nặng nhọc. Ba cô bé là một người đạp xích lô thường say sưa rượu chè, cờ bạc… ngày nào cũng hành hạ, đánh đập cô bé tàn nhẫn.
Trường thấy xót xa, thương cảm vô cùng trước tình cảnh của cô bé. Tay chân Trường mệt mõi rã rời. Bỗng trong nhà vọng tiếng người đàn ông lảm nhảm chửi bới đủ điều, đó chính là bố của cô. Thay vào những lời cảm ơn là những lời chửi mắng và đã đánh Trường không thương tiếc vì ông cho rằng chính Trường đã làm cho con ông như thế! Mọi người sẽ nghĩ gì và pháp luật sẽ giải quyết ra sao khi trong nhiều gia đình và ngoài xã hội vẫn còn chuyện bạo hành thường nhật cứ xảy ra với các em?
Câu chuyện 2: Công an viên nhỏ tuổi
Đang mải chơi với mấy bạn ở đầu hẻm 3/2 Thị Trấn Cái Nước. Bỗng Quânphát hiện hai thanh niên lạ mặt đang bàn tán với nhau ở gốc cây bàng đầu hẻm.Nhìn cử chỉ thái độ không bình thường của chúng Quân sinh nghi. Một tên ngónghiêng ra điều sốt ruột ,tên thứ hai vung tay chỉ trỏ, mắt đảo liên tục ,chốc lát rỉvào tai tên thứ nhất vẻ đắc ý: “ Chuyến này vào cầu đây ….”
Quân vừa chơi vừa theo dõi, quan sát .Đúng như dự đoán, hai thanh niên vụtmất hút vào hẻm. Không do dự, Quân bỏ các bạn lại ,vội chạy đi bám theo haithanh niên .Quân thấy rõ hai người thanh niên đến số nhà 14,hẻm 3/2 Khóm I Thịtrấn Cái Nước .Lúc đó ,khoảng 10 giờ . Tháng 12 ,trời se lạnh ,buổi trưa người qualại thưa thớt.Lợi dụng lúc chủ nhà đi vắng ,cửa khóa chặt ,một thanh niên đứng từxa cảnh giác ,còn tên thứ hai thọc tay vào túi lấy một vật nhọn và chiếc kìm phákhóa .Thấy bóng cậu bé ,biết không còn đường nào khác ,một tên bèn tiến lại phíaQuân .Hắn nhìn xung quanh quan sát và nảy ra âm mưu kế lừa cô bé 8 tuổi. Hắn dúi tiền vào bàn tay bé bỏng của Quân và nói : Tiền đây ,cháu đi mua bóng đi…Thế là Quân cầm tiền chạy thẳng.
Được thế bọn chúng càng bình tĩnh ,thỏa sức hoạt động. Nhưng chúng đâu ngờQuân chạy đến hai chú thanh niên kia trong Khóm I.Quân nói không ra lời tronghơi thở gấp gáp. “ Các chú đến ngay, nhà ông H bị kẻ gian vào lấy trộm .” Khôngdo dự, hai chú vội lao nhanh về phía nhà ông H, các chú hô lên. Thấy vậy ,mọingười chạy theo tiếp sức .Biết bị lộ ,bọn chúng tìm cách chạy thoát thân.Nhưngchúng đã bị tóm gọn .Không ngờ hai chú thanh niên đó là chú công an viên KhómI .Các chú dẫn tên gian về trụ sở công an Thị Trấn Cái Nước .Sự cảnh giác ,mưu trídũng cảm với thành tích bắt kẻ gian của Quân được dân Khóm I và toàn huyện CáiNước hết lòng khen ngợi tinh thần cảnh giác của Quân.
Câu chuyện 3: Chuyện của H
H trớc kia (lúc còn là học sinh THCS) là một học sinh chăm ngoan học giỏi.Bốn năm liền em đều đạt danh hiệu học sinh giỏi.Lên cấp 3-THPT,H đem lòng yêu Q-một bạn trai cùng lớp.Cả hai đắm chìm trong “ tình yêu đẹp”,việc học ngày càng sa sút.Cuối cùng,sau 12 năm học cả hai chỉ nhận đợc cái giấy “chứng nhận hết chơng trình 12”.Vừa học xong cả quyết định đi đến hôn nhân cho dù cha mẹ hai bên khuyên bảo rất nhiều…
Sau một thời gian cha đầy 6 tháng H đã hạ sinh một đứa con trai kháu khỉnh.Cuộc sống của “vợ chồng trẻ “rất hạnh phúc.Họ hạnh phúc trong sự chúc tụng của bà con nội ngoại.Hạnh phúc cũng chẳng đợc bao lâu.Vì cả hai đều cha có công ăn việc làm nên chi tiêu trong gia đình rất khó khăn,nhất là khi đứa con ra đời.Cuộc sống vợ chồng lục đục ,cãi vã thờng xuyên.Anh Q thờng xuyên uống rợu say về gây gỗ với vợ.Anh bảo đứa con không phải là con anh,thậm chí còn đánh đập vợ Còn H cũng chẳng vừa,Q nói một chị …cãi lại mời.Cuộc sống bất hòa diễn ra ngày càng gay gắt.Ban phụ nữ xóm,rồi đến ban phụ nữ xã lần lợt đến giảng hòa ,khuyên ngăn nhng không đợc.Cuối cùng cả hai phải ra tòa làm thủ tục li hôn./.
Câu chuyện 4: Câu chuyện của bạn Nam
Cuộc đời của Nam không đợc may mắn ,sung sớng nh bao bạn cùng trang lứa.Lên mời một tuổi ,em phải chịu cảnh mồ côi cha(cha em qua đơi vì mắc phải căn bệnh hiểm nghèo).Trớc mất mát to lớn đó Nam đau khổ vô cùng và có lúc em cảm thấy tuyệt vọng.Mặc dù đau khổ nhng không bao giờ em khóc trớc mặt mẹ ,vì em nghĩ rằng: mẹ cũng đau khổ,nếu mình khóc lóc, nản chí mẹ càng đau khổ hơn.Nam đã nén chặt nỗi đau để cố gắng học tập.Cuối năm học lớp 5 em đạt danh hiệu học sinh giỏi.Vào kì tuyển sinh vào lớp 6,em lại thi đậu vào lớp chọn.Ngoài việc học,Nam còn phụ giúp mẹ rất nhiều việc :Quét dọn nhà cửa,nấu ăn,trông em và bao việc không tên khác.Đối với công việc xóm làng em cũng tham gia quét dọn vệ sinh lối xóm một cách tích cực.
Câu chuyện 5: VẾT THƯƠNG
Một cậu bé có tính xấu là rất hay nổi nóng. Một hôm cha cậu bé đưa cho cậu một túi đinh và nói với cậu bé rằng mỗi khi cậu nổi nóng thì hãy chạy ra đằng sau nhà đóng một cái đinh lên hàng rào gỗ. Ngày đầu tiên, cậu bé đã đóng 37 cái đinh lên hàng rào.
Nhưng sau vài tuần cậu bé đã tập kiềm chế cơn giận của mình và số lượng đinh cậu đóng lên hàng rào mỗi ngày một ít đi. Cậu nhận thấy rằng kiềm chế cơn giận của mình thì dễ hơn là phải đóng cây đinh lên hàng rào.Một ngày kia, cậu đã không nổi giận một lần nào suốt cả ngày. Cậu nói với cha và ông bảo cậu hãy nhổ một cái đinh ra khỏi hàng rào mỗi một ngày mà cậu không hề nổi giận với ai dù chỉ một lần. Ngày lại ngày trôi qua, rồi cũng đến một bữa cậu bé tìm cha mình báo rằng đã không còn một cái đinh nào trên hàng rào nữa. Cha cậu đã cùng cậu đến bên hàng rào. Ở đó ông nói với cậu rằng "Con đã làm rất tốt, nhưng hãy nhìn những lỗ đinh trên hàng rào. Hàng rào đã không thể giống như xưa nữa rồi. Nếu con nói điều gì trong cơn giận dữ, những lời nói đó cũng giống như những lỗ đinh này, để lại những vết sẹo trong lòng người khác. Dù sau đó con có nói xin lỗi bao nhiêu lần đi nữa, vết thương đó vẫn còn ở lại. Vết thương tinh thần cũng đau đớn như những vết thương thể xác vậy.
Những người xung quanh ta, bạn bè ta là những viên đá quý. Họ giúp con cười và giúp con trong mọi chuyện. Họ nghe con nói khi con gặp khó khăn, cổ vũ con và luôn sẵn sàng mở rộng tấm lòng mình cho con. Hãy nhớ lấy lời cha..."
Câu chuyện 6: NHỮNG ẤN TƯỢNG KHÓ QUÊN!
Trước mặt học trò, giáo viên thường phải ứng xử đúng mực, khuôn phép, không thái quá. Vì thế, sự kiềm chế cảm xúc, đặc biệt là những cơn nóng giận là vô cùng cần thiết. Hồi học cấp 2, tôi có một cậu bạn rất nghịch ngợm, hay tìm cách chọc phá trong các giờ học. Tên cậu là Nhật Minh, trùng tên với thầy giáo dạy môn toán.
Một lần, thầy đang giảng bài, cậu ta ngồi không yên, cứ quay lên, quay xuống nói chuyện, làm ồn. Thầy giáo bực lắm, đi thẳng xuống, xách tai cậu ta đứng lên, hỏi: "Tại sao em làm ồn trong giờ học?”. Không ngờ, cậu đáp ngay: “Thưa thầy, tại bạn Tuấn chửi em là tiên sư thằng Nhật Minh". Mặt đỏ bừng, ngay lập tức, thầy cho một cái tát như trời giáng, hằn 5 ngón tay lên má, đuổi cậu ra khỏi lớp. Cả lớp chúng tôi sợ xanh mặt, còn cậu kia đi ra khỏi lớp nhưng vẫn ngấm ngầm thách thức sau lưng thầy.Gần 20 năm sau, câu chuyện này vẫn còn đọng mãi trong tâm trí Tôi. Thế rồi có một hôm tôi phải ở lại lớp có tí việc ít phút, bất chợt bắt gặp trong giờ môn Khoa học, khi cô giáo đang giảng bài, em Hạnh Ngân vẫn ngỗi dưới lớp nghịch ngợm, mất tập trung. Thủy, cô giáo dạy phân môn Khoa học đã nhiều lần nhắc nhở nhẹ nhàng, nhưng Ngân vẫn ‘phớt” lời, thậm chí, còn cười đùa rất vô duyên. Không kiềm chế được nữa, cô đập bàn quát : “Em Ngân! Không học thì ra ngoài ngay, đừng có cái kiểu láo tôm , láo cá như thế trong lớp học.” Trong tiếng ồn ào của lớp học, tiếng Hạnh Ngân vang lên rõ mồn một: “Tiên sư đứa nào chửi tao”. Cô Thủy lặng người! gần 40 tuổi đời, 17 năm tuổi nghề, cô chưa bao giờ ở trong tình huống thế này. Thủy cố gắng kìm lại cơn giận, cô nói nhẹ nhàng nhưng kiên quyết: “Em nào vừa nói, đứng dậy!”. Lớp lặng im, không em học sinh nào lên tiếng, ngay cả thủ phạm. Cô vẫn tiếp tục nhẹ nhàng: “Tôi hỏi em nào vừa nói, tôi cho một cơ hội đứng dậy tự nhận lỗi”. Vẫn không ai lên tiếng, không khí lớp học căng thẳng vô cùng. Cô buồn bã lắc đầu: “Xin lỗi các em, tôi không thể tiếp tục dạy tiết học này. Phần còn lại của giờ học, tôi yêu cầu lớp tự sinh hoạt”. Rồi cô lặng lẽ xách cặp đi ra. Không biết, các em đã tự sinh hoạt, thảo luận những gì. Nhưng đến cuối giờ học, em lớp trưởng xuống phòng chờ giáo viên mời cô lên lớp. Trong lớp học, Hạnh Ngân với đôi mắt đỏ hoe, nức nở khóc và xin lỗi cô giáo. Cô vẫn nói với Ngân bằng những lời nhẹ nhàng, không hề trách mắng. Sau sự việc ấy, Ngân gửi cho tôi - là giáo viên chủ nhiệm - bản tường trình và bản kiểm điểm.Trong đó, em viết: "Đây thực sự là lỗi lầm lớn trong cuộc đời em. Em rất biết ơn cô Thủy vì cô đã cho em một bài học sâu sắc về lòng bao dung”.Tôi cầm bản kiểm điểm của Ngân, lại nhớ tới hình ảnh bàn tay hằn trên má của cậu bạn năm xưa và tự hỏi, không biết mình sẽ ứng xử như thế nào nếu ở vào tình huống của cô Thủy? Liệu mình có đủ bình tĩnh để không cho học sinh một cái tát, hay ít ra là không đuổi học sinh ra khỏi lớp học? Trong một bài viết, tôi từng trình bày quan điểm là ngay từ khi ra đời, con người đã có nhu cầu nhận sự yêu thương và chia sẻ yêu thương với người khác. Thế nhưng vì nhiều lý do khác nhau như mưu sinh, môi trường, sự giáo dục, áp lực cuộc sống, lợi lộc, hoàn cảnh xô đẩy… mà có những lúc người ta đã xao nhãng, thậm chí đánh mất đi thứ tình cảm cao quý ấy.Một câu hỏi được đặt ra: “Yêu thương có cần phải học không?” và cách dạy sẽ như thế nào? Câu chuyện dưới đây kể về giờ học giáo duc kỹ năng sống ở tại một trường tiểu học…(Trường Tôi). Hóa ra có khá nhiều quan điểm khác nhau đến từ các cô bé, cậu bé: Có em cho rằng sự yêu thương xuất phát từ chính mình, có em cho rằng xuất phát từ lòng yêu thương của người khác dành cho mình. Có em nói rằng: em yêu bố mẹ, có em yêu gia đình, yêu đồ vật, yêu thiên nhiên, yêu máy ipod… Lại có một cậu bé hồn nhiên nói rằng: Em yêu… games.Cô Thủy dùng hình ảnh “hạt mầm” trong phân môn Khoa học để nói về lòng yêu thương, càng chăm sóc thì hạt mầm càng nảy nở và lớn nhanh. Cô tổng kết lại bài học về lòng yêu thương: Tình yêu có thể rất trừu tượng hoặc rất cụ thể; Tình yêu xuất phát từ bản thân chúng ta; Phải cho đi thì mới nhận lại; Hãy thể hiện tình yêu thương với người mình yêu quý một cách thường xuyên và bằng những hành động cụ thể….
Bài học này được cô Thủy tự soạn thảo, chủ yếu dựa trên các cuốn sách “hạt giống tâm hồn”. Cũng bài học này nhưng HS lớp 5, cô Hạnh dạy lại xẩy ra một tình huống khác: Nếu em và một bạn khác cùng thích một bạn gái trong lớp thì em sẽ làm thế nào?Cô Hạnh cho biết, sau bài học về “yêu thương” sẽ có bài học về “khoan dung”, hướng các em biết vị tha và hòa giải các mâu thuẫn trong cuộc sống.
Câu chuyện 7: CÁI MÁY SẤY TÓC CŨ
Mười tuổi đời, dáng người Hùng loắt choắt hơn bạn bè cùng trang lứa. Suốthai tháng nay, cứ tan học em lại đi quanh xóm tìm kiếm những thứ còn dùngđược trong đống rác thải, phế liệu người ta đổ đi. Tích cóp mãi, em cũng dành dụm được một ít tiền đủ để mua chiếc máy sấytóc cũ để tặng Mẹ. Hùng nghĩ, có chiếc máy sấy tóc này, Mẹ sẽ bớt đau khinhững cơn đau đầu kinh niên hành hạ.
Đang học lớp 4, cái tuổi ăn tuổi chơi, thế nhưng Hùng hoàn toàn khác vớichúng bạn.Cậu bé đã thông thạo việc nhà, thay Mẹ trông em, nấu cơm, rửa bát,quét dọn tinh tươm đâu đấy. Bốn năm trước, cha Hùng đi làm ăn xa, từ đó đến nay không một cú điệnthoại, không một lời hỏi thăm xem ba Mẹ con ở nhà sinh sống ra sao, các conhọc hành thế nào. Nghe cậu bé kể, Mẹ cậu bị bệnh đau đầu kinh niên. “Mỗi lúc bị đau đầu, Mẹem không làm được gì cả, cơm cũng không nuốt được. Em thương Mẹ lắm,nhưng nhà em nghèo không có tiền để Mẹ đi khám. Ba không ở nhà, Mẹ là chỗdựa duy nhất cho hai anh em em…” Chỉ nói được đến đó, cậu bé òa khóc. Thương Mẹ, Hùng không dám chểnh mảng học hành. Cứ hết giờ học là cậuvề nhà, từ băm bèo nuôi lợn cho đến rửa bát nấu cơm, kèm cặp cô em mới bắtđầu lớp 1 học hành. 10 tuổi, cậu bé đã gánh trên vai trách nhiệm của một ngườiđàn ông trong gia đình, gánh nặng quá sức đối với một đứa trẻ. Hơn hai tháng trước, khi xem nhờ ti vi nhà hàng xóm thấy có mẩu quảng cáomáy sấy tóc nói rằng, sau khi gội đầu dùng máy này sấy khô tóc sẽ có cảm giácrất thoải mái, dễ chịu. Cậu bé 10 tuổi ấy bắt đầu nhen nhóm ý định mua tặng Mẹmột chiếc máy sấy tóc, máy cũ thôi cũng được, nhưng nó có thể giúp Mẹ em dịubớt những cơn đau. Hai tháng nhặt rác, dành dụm mãi cũng chỉ được vỏn vẹn 50 ngàn đồng. Ngày chủ nhật, với chiếc xe đạp cọc cạch, Hùng vượt qua quãng đường gần 10 km để mua máy sấy tặng mẹ.
Nhận được món quà, người Mẹ chỉ biết ôm con vào lòng và khóc, những giọt nước mắt sung sướng pha lẫn đắng cay cứ lăn tràn trên mi.Cuộc sống cơ cực của 3 Mẹ con vẫn có những giây phút hạnh phúc, hạnh phúckhông từ tiền bạc mà chính là sự trưởng thành, khôn lớn của các con.
Không có nhận xét nào:
Đăng nhận xét